715M4pmZfTL._SL1500_

ĐĨA ĂN DẶM ANPANMAN 5m+

160,000

Xuất xứ: Nhật Bản

Japan Baby – Hàng Nhật xách tay dành cho mẹ và bé

Địa chỉ: 5D/7/155 Cầu Giấy – Hà Nội   Hotline : 0984843218

Fanpge http://www.facebook.com/japanbaby.vn

Website: https://japanbaby.vn 

ĐĨA ĂN DẶM ANPANMAN 5m+

  • Bát được sản xuất bằng nhựa polypropylene an toàn tuyết đối
  • Sử dụng được trong lòng vi sóng và máy rửa bát.
  • Có thể chịu được khi luộc ở nhiệt độ 140 độ.
  • Kích thước: 15.5 x 13 x 3
  • Hàng Nhật nội địa, sản xuất ở Thái Lan.

61J3viMgIRL._SL1500_

 

THÔNG TIN THAM KHẢO: ĂN DẶM KIỂU NHẬT

1/ Cách ăn dặm kiểu Nhật

Ở Nhật, việc cho bé ăn dặm bắt đầu từ khá sớm. Theo truyền thống, sau khi sinh 100 ngày, các bé ở Nhật sẽ được mẹ tập cho ăn dặm. Cho con ăn dặm ở Nhật chủ yếu chú trọng đến việc giúp bé làm quen với mùi vị thức ăn, phát triển khả năng vị giác của bé. Vì vậy, mỗi ngày, mẹ chỉ cho bé ăn 1 bữa. Sữa vẫn là bữa ăn chính trong ngày của trẻ.

Hiện nay, tùy theo sự phát triển của bé mà các mẹ sẽ quyết định thời gian cho con ăn dặm. Thông thường, 5-6 tháng tuổi là thời gian phù hợp để con bắt đầu ăn dặm. Khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật, mẹ nên lưu ý những điều sau:

– Cho trẻ bắt đầu với cháo pha loãng theo tỷ lệ 1:10. Độ đặc của cháo sẽ tăng dần theo tuổi của bé.

– Bữa ăn của bé sẽ đủ 3 nhóm thực phẩm: tinh bột, đạm và vitamin theo chuẩn “vàng- đỏ -xanh”. Những món ăn này sẽ được thường xuyên thay đổi để bé quen dầu với nhiều loại thực phẩm khác nhau.

– Không thêm gia vị vào thức ăn của con

– Tập cho bé ăn đúng bữa và khi biết ngồi nên để bé ngồi ăn chung với ba mẹ.

– Dù sẽ bẩn và tung tóe thức ăn khắp nơi, nhưng mỗi bữa mẹ nên tập cho bé sử dụng muỗng. Điều này giúp bé có khả năng tự lập hơn.

– Không thúc ép trẻ ăn

– Khi giới thiệu món ăn mới cho trẻ, mẹ nên thử trong khoảng 3-4 ngày

2/ Ưu điểm khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Không gây nhàm chán: Ăn dặm kiểu Nhật bắt đầu từ trạng thái lỏng tới đặc, mịn tới loãng nên sẽ không làm bé cảm thấy chán.

Kỹ năng nhai: Trong quá trình ăn dặm, bé sẽ học được kỹ năng nhai, nuốt thức ăn. Điều này giúp bé tiêu hóa thức ăn một cách tốt hơn.

Kích thích khả năng vị giác của bé: Ăn riêng từng loại thức ăn giúp bé làm quen tốt hơn với mùi vị thực phẩm.

Giúp bé tự lập hơn: Bé có thể nhanh chóng tự ngồi ăn một mình không cần sự trợ giúp của mẹ.

3/ Tập cho bé ăn dặm

– Đối với trẻ từ 5-6 tháng: Mẹ nên cho bé ăn cháo loãng, xay nhuyễn trong suốt tuần đầu tiên để bé tập quen dần. Tuần thứ 2 bé có thể thử một số loại rau củ quả loại dễ tiêu hóa. Thức ăn của bé trong giai đoạn này phải trơn, mịn để bé dễ ăn và không bị nghẹn. Nếu bé cảm thấy không thích và từ chối, mẹ không nên ép. Có thể để bé ngưng 2-3 ngày sau đó thử lại. Giai đoạn này chủ yếu tập cho bé làm quen với các dạng thức ăn khác ngoài sữa, tập phản xạ nuốt thức ăn và học cách ăn bằng muỗng.

Những thực phẩm bé có thể ăn trong giai đoạn này bao gồm:

Tinh bột: cháo loãng (gạo), bánh mì, bún, miến, khoai lang, chuối, khoai tây

Đạm: đậu hũ, lòng đỏ trứng, cá, bột nếp, sữa chua, phô mai

Vitamin: cải bó xôi, bí đỏ, cà chua, cà rốt, cải ngọt, bắp cải, củ cải, táo, cam, dâu, hành tây

Đối với trẻ từ 7-8 tháng: Ở giai đoạn này, thức ăn của bé sẽ đặc và thô hơn so với lúc 5-6 tháng. Bé bây giờ đã làm quen với nhiều loại thức ăn hơn. Việc bạn nên chú trọng bây giờ là giúp bé làm quen với những vị hỗn hợp hơn. Song song với việc uống sữa, mẹ nên cho bé ăn mỗi ngày 2 bữa ăn dặm.

Những thực phẩm bé có thể ăn trong giai đoạn này:

Tinh bột: Ngoài những thực phẩm có thể ăn lúc 5-6 tháng, bé có thể ăn thêm yến mạch, mì ống, ngũ cốc

Đạm: gan, gà, lòng trắng trứng (8 tháng tuổi), đậu

Vitamin: nấm

Đối với bé trong giai đoạn 9 – 11 tháng: Tiếp tục điều chỉnh lượng thức ăn tăng dần theo mỗi bữa để giúp bé thích nghi trước khi bắt đầu chuyển sang một giai đoạn mới. Giai đoạn này thức ăn của bé thô hơn nhiều so với trước. Mẹ không còn mất quá nhiều thời gian khi chuẩn bị thức ăn cho con. Một số bé thậm chí đã có thể hoc cách nhai thức ăn trong giai đoạn này.

Giai đoạn này bé có thể ăn thêm thịt heo, thịt bò, sò

Đối với bé trong giai đoạn 12- 18 tháng tuổi: Giai đoạn này nhiều bé đã cai sữa và bắt đầu có thể ăn các bữa như người lớn. Ngoài 3 bữa chính, mẹ cũng nên bổ sung 2 bữa phụ và cho con uống thêm sữa.