SET 2 THÌA ĂN DẶM SIÊU MỀM PIGEON (5m+)
Thiết kế đặc biệt, vừa với miệng bé, khiến việc ăn dặm của bé trở nên thú vị và dễ dàng hơn.
Đầu thìa to, giúp việc đưa thức ăn và MIẾT thức ăn vào nướu, phần vòm miệng trên của bé dễ dàng hơn, khiến thức ăn không bị đưa quá sâu vào miệng bé, bé sẽ có phản xạ nhai, chứ không nuốt chửng.
THÔNG TIN THAM KHẢO: 10 mẹo giúp mẹ tập cho bé tự xúc ăn bằng thìa
1. Tập trước
Trước khi dạy bé dùng thìa, mẹ và bé có thể dùng bát thìa nhựa để chơi. Giả vờ chơi trò ăn uống với bé nhà bạn. Chẳng hạn, vờ như bạn đang xúc thức ăn từ bát rồi đưa vào miệng cho bé. Sau đó, giúp bé bắt chước những hành động này. Đây là cách tuyệt vời để bé cầm chắc thìa mà không làm vấy bẩn đồ ăn.
2. Xem xét tò mò ở bé
Khi bé được khoảng 6-9 tháng, bé thường tò mò về thìa. Mỗi giờ cho bé ăn, bạn đưa cho bé thêm một chiếc thìa để bé giữ và chơi trong suốt giờ ăn. Khuyến khích bé xúc và liếm thìa của bé.
3. Tìm món tập xúc thìa
Những món bạn dùng để tập cho bé ăn thìa có thể gồm sữa chua, kem, bột, khoai tây nghiền, mỳ ống, nước sốt…
4. Chọn thìa bé cầm được
Để thành công, nên chọn thìa nhựa có tay cầm to, nằm vừa vặn trong tay bé.
5. Vừa học vừa chơi
Mặc dù cầm được thìa nhưng bé còn yếu trong kỹ năng dùng thìa để xúc thức ăn. Do đó, chỉ nên cho bé xúc thìa như một hoạt động vui chơi, rèn luyện thể chất chứ không phải để bé phải tự xúc được bột.
6. Để sạch sẽ
Nên rải thảm nilon dưới bàn ăn của bé để đồ ăn có rơi vào đó thì cũng dễ làm sạch.
7. Đừng quên yếm
Nên đeo yếm khi dạy bé dùng thìa vì chắc chắn bé sẽ làm bẩn quần áo của chính bé.
8. . Quy tắc riêng
Nghiêm khắc với bé nếu bé múc thức ăn rồi ném cả thìa cả thức ăn xuống sàn nhà. Điều này sẽ tạo thành thói quen xấu cho bé. Nên dạy cho bé mục đích của cầm thìa ngay từ đầu để sau này, bạn không phải chạy theo sửa thói xấu cho bé. Nếu bé tỏ ra chán và nghịch ngợm, bạn nên chấm dứt việc “học tập” của bé tại đây.
9. Cho bé dùng dĩa
Khi bé xử lý tốt với thìa, bạn có thể chuyển sang dạy bé dùng dĩa. Cho bé những món mà bé có thể dùng dĩa để xiên như hoa quả cắt miếng…
10. Tâm lý
Nên kiên nhẫn và khen ngợi nỗ lực cầm thìa của bé, mỗi khi bé xúc được thức ăn đưa vào miệng mà ít bị rơi.